Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Người bán vé số tốt bụng

Đều đặn vào ngày đầu tháng, người đàn ông bán vé số bị khuyết tật một chân, một tay lại khó nhọc điều khiển chiếc xe lắc vào trụ sở Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo (BTBNN) tỉnh Kiên Giang tại số 79B Bạch Đằng, P.Vĩnh Thanh Dân, TP Rạch Giá.
Anh đến không phải để nhận tiền trợ cấp dành cho người khuyết tật hay nhận sự giúp đỡ nào đó của nhà hảo tâm, mà là để thỏa mãn niềm vui được làm việc thiện - “góp gió thành bão”, cùng với Hội BTBNN chăm lo cho những số phận còn khó khăn hơn mình!
“Không phải chuyện mới đâu nghen. Hơn bốn năm rồi, tháng nào anh cũng góp 100.000 đồng. Số tiền đối với nhiều người có thể không lớn, nhưng với một người phải khó nhọc lắc xe đi bán từng tờ vé số, tay tật nguyện nhưng lúc nào cũng cầm thêm quyển sổ dò kqxs để kiếm thêm đồng ra đồng vào, sớm hôm nương tựa cùng người mẹ già như anh mới thật ý nghĩa” - bà Trịnh Thị Kiều Diễm, ủy viên thường vụ Hội BTBNN tỉnh Kiên Giang, nói.

Bộc bạch của vợ chồng nghiện đội lốt bán vé số để buôn ma túy

Vợ chồng Trần Thị Tú Uyên và Trương Quốc Huy (cùng sinh năm 1982), cặp vợ chồng cùng tuổi này không chịu làm ăn, mà lao vào "nàng tiên nâu" nên ngày một tiều tụy. Chính vì nghiện ngập, lại không chịu đi làm nên hai vợ chồng Uyên và Huy kiếm tiền bằng cách buôn bán ma túy.
Đội lốt bán vé số để buôn ma túy
Ngày 2/6, Công an huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) cho biết, vừa bắt tạm giam Trần Thị Tú Uyên (SN 1982, ngụ xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) về hành vi tàng trữ và buôn bán trái phép chất ma túy. Theo thông tin từ cơ quan công an, Trần Thị Tú Uyên sinh ra trong gia đình lao động nghèo, nhà có sáu anh em, ba mẹ Uyên đều bán vé số và tờ dò kqxs để kiếm kế sinh nhai. Là con gái lớn trong nhà, Uyên lớn lên cũng xin đi làm công nhân để kiếm tiền phụ ba mẹ nuôi các em.
Cách đây bốn năm, Uyên gặp chồng mình bây giờ là Trương Quốc Huy (SN 1982, cùng địa chỉ), thấy Huy đẹp trai, ăn nói hoạt bát nên Uyên đã xiêu lòng. Đám cưới của đôi uyên ương tràn ngập lời chúc mừng của cả hai gia đình, tưởng chừng như cái hạnh phúc nhỏ nhoi ấy nhân lên gấp bội khi đứa con gái sinh ra một năm sau ngày cưới. Nhưng Uyên không ngờ Huy vốn là con nghiện. Lúc đầu Huy còn giấu vợ, sau một lần bị Uyên bắt gặp, Huy công khai hút chích trong nhà luôn.

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Người Hoa làm theo Bác Hồ

LƯƠNG TẤN HẰNG (còn có tên là Từ Tiết Hằng) sinh năm 1962 trong một gia đình lao động nghèo, anh bước vào đời bằng nghề bán vé số và tờ dò kqxs dạo từ lúc mới 10 tuổi. Thấy đứa bé người Hoa nghèo, bươn chải mưu sinh, vị võ sư của đoàn lân sư rồng nổi tiếng Tinh Anh Đường đã vươn tay cưu mang, cho học chữ, học võ và múa lân.

Đoàn lân sư rồng Hằng Anh Đường do anh Lương Tấn Hằng thành lập thu hút nhiều trẻ em nghèo tham gia.

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Cảnh đời mẹ chết, cha bán vé số nuôi con ung thư

“Cha con tôi sống bằng nghề “buôn bán vận may” – bán vé số cho người khác không biết ngày mai sẽ ra sao. Cha con tôi sống ngày nào biết ngày đó. Từ ngày mẹ nó mất đi vì tai nạn giao thông tôi một mình nuôi con ăn học, tưởng vượt qua được khó khăn nào ngờ giờ lại tới bi kịch này”, anh Bùi Đình Chức buồn rầu chia sẻ.

Vụ tai nạn khủng khiếp cách đây 7 năm đã cướp đi người mẹ của hai đứa con anh Chức. Trong một lần anh chị về quê ngoại dự đám giỗ, chưa về tới nhà thì anh chị gặp tai nạn và ngày đó cũng chính là ngày giỗ của chị hằng năm.
Anh Bùi Đình Chức may mắn thoát chết, một mình anh cảnh gà trống nuôi con. Không có công ăn việc làm anh vẫn ngày ngày làm thuê nuôi hai con ăn học.
7 năm trời anh vừa làm cha vừa làm mẹ chăm sóc cho con, hai đứa luôn đạt học sinh tiên tiến. Cuộc sống gia đình anh đang ổn định dù trước mắt anh còn phải lo cho hai con học hành.
Cách đây gần 1 năm, em Bùi Đình Hùng bị sốt cao liên tục uống thuốc cũng không cắt cơn rồi bé cứ phải chuyển từ nơi khám này tới nơi khám khác cũng không rõ bệnh gì.

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

“Bé Cụt” vẫn lao đao

10 năm trước, sau khi Báo Người Lao Động thông tin về trường hợp đáng thương của “bé Cụt” (tên thật là Nguyễn Ngọc Đáng, SN 1988 - ngụ xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu), bạn đọc đã chia sẻ và giúp đỡ một khoản tiền để em được tiếp tục đến trường.

Sở dĩ Đáng có biệt danh “bé Cụt” là vì trong một lần đi nhặt phế liệu, mẹ em- bà Huỳnh Kim Bình- đã mang về một trái đạn pháo. Nghĩ là quả đạn lép nên bà đập ra lấy phế liệu bán kiếm tiền mua gạo. Đạn phát nổ, đứa em gái 6 tuổi của Đáng chết tại chỗ, bà Bình bị cụt một tay, một chân. Đáng cũng mất đi cánh tay phải và bàn tay trái. Chẳng bao lâu sau, mẹ em cũng từ giã cõi đời vì căn bệnh ung thư quái ác.

“Bé Cụt” bên căn nhà dột nát của mình

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Làng trúng số độc đắc

Sông Hoài trước khi đổ ra Cửa Đại, chảy qua làng Thanh Tâm Tây (Cẩm Thanh, Hội An). Làng có gần 100 hộ, sống bằng nghề chài lưới, thợ xây, đưa đò… Thời gian gần đây làng có thêm tên mới: làng trúng số độc đắc.
    Ông Lê Tiễn, nhà ngay bến đò Cẩm Thanh, nói: “Cách đây một tuần, khi xem kqxs anh em tôi trúng hai vé. Bà bán vé số ở bên kia sông, sợ trễ chuyến đò chiều, còn hai vé đành cầm về, trúng luôn. Loại trúng một vé như tôi, vài chục triệu nhiều lắm, trúng giải đặc biệt mới đáng nói”.

    Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

    Trúng liền 4 giải độc đắc, tặng luôn người bán vé số 1,5 tỷ đồng

    Tới khu vực chợ Bến Lức (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) hỏi người dân về Bôn “ba gác” thì ai cũng biết cả. Bởi 20 năm qua, hình ảnh người đàn ông có khuôn mặt đen nhẻm trên chiếc xe ba gác đã quá quen thuộc trên các con đường ngõ ngách ở khu vực này
    Thưởng cho người bán vé số 1,5 tỷ đồng vì trung thực
    Theo lời anh Bôn, ngay khi biết mình trúng số, để trả ơn cho "thần may mắn" của mình, anh rút ngay một tờ vé trúng độc đắc, kèm 200.000 đồng đưa cho chị Lành và nói: "Tôi trả nợ tiền vé cho cô, tặng thêm cô tờ vé. Anh em mình có phước thì chia nhau cùng hưởng". Hành động đẹp của anh Bôn, khiến hàng chục người có mặt tại đây ai cũng võ tay tán dương và nể phục. 
    Sau đó cũng có những ý kiến cho rằng, anh tặng cho người bán vé số quá nhiều, chỉ cần một chiếc vé an ủi cũng là đủ. Nhưng cho đến nay, anh Bôn vẫn không hối hận với quyết định của mình và cho rằng, nếu chị Lành không thành thật mà giấu biến mấy tờ vé số đi thì chắc gì anh đã được đổi đời. Anh tặng số tiền đó để muốn tôn vinh sự trung thực.

    Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

    Tổ ấm vé số

    Căn nhà ấy là đại lý vé số của một đôi vợ chồng nghèo ở Phú Yên vào Sài Gòn kiếm cơm nuôi con. Gọi là tổ ấm vì nó không chỉ đơn thuần là một đại lý vé số mà còn là gia đình của những người không còn lành lặn đôi chân mưu sinh bằng nghề này.
    Anh Ngọc Hậu pha trò giúp mọi người xua đi những mệt mỏi của cuộc sống
    Đó là căn nhà nhỏ, xập xệ nằm sâu trong hẻm 102 Cống Quỳnh (Q.1, TP.HCM). Phía trước là những chiếc xe lăn, xe lắc được xếp nép vào nhau gọn ghẽ. Anh Rồng- chủ đại lý vé số - chờ mọi người vô nhà hết mới lấy sợi dây xích to khóa tất cả những chiếc xe ấy lại. “Đôi chân của mọi người đó, mất đi là coi như nghỉ bán”- anh giải thích khi cẩn thận kiểm tra lại lần nữa. Vậy mà đã nhiều lần anh phải bỏ mấy ngày trời đi kiếm những chiếc xe lăn, xe lắc bị mất cắp. Lúc thì chuộc ở một vựa sắt vụn, lúc lại rượt theo mấy đứa ăn cắp giành lại chiếc xe lắc đến toạc cả máu chân.
    Anh Rồng và vợ - chị Cưng - quê ở Phú Yên vào Sài Gòn mướn căn nhà này làm đại lý vé số đã 13 năm. Ngần ấy năm, anh chị không nhớ đại lý mình đã đón biết bao nhiêu người từ miền Trung vào bán vé số và tờ dò kqxs, chỉ biết những người đôi chân không lành lặn thì ở đây đã lâu lắm rồi.
    Chị Nguyễn Thị Đào, người phụ nữ với đôi chân bại liệt từ nhỏ, vào Sài Gòn bán vé số hơn 15 năm, sống ở rất nhiều nơi khác nhau nhưng chỉ đến khi ở đây chị mới thoát khỏi những ngày đau bệnh phải nằm chèo queo. “Ở đây bọn tui coi nhau như trong nhà, ngày khỏe mỗi người một ngả bán vé số, ngày ốm thì chăm nom đùm bọc lẫn nhau”.
    “Bọn tui ở đây có một diễn viên hài chuyên phục vụ miễn phí” - ông cụ Phi, bị cụt hai chân trong một vụ tai nạn cách đây mười năm, khoe như vậy. Mọi người đều cười ran, diễn viên hài ngồi trên bậc cầu thang gỗ cười theo. Anh Ngọc Hậu là người pha trò giỏi nhất trong nhà nên được mọi người đặt là diễn viên hài. Mỗi khi anh ở nhà là tiếng cười không ngớt. “Cả nhà còn nợ tui tiền “thuốc bổ” mà chẳng ai chịu trả” - anh Hậu ra vẻ làu bàu, cả nhà lại cười rần rần. Mọi người trong nhà này đều độc thân nên anh Hậu được coi là người sướng nhất vì có một vợ, hai con. Còn mọi người ở đây gọi nhau thật thân thiết: Ngoại Nhiều, Nội Phi, chị Nuôi Cưng...
    “Người miền Trung thường nói còn da lông mọc, ở đây tụi mình còn tay, còn mắt lo gì chết đói nên việc gì phải buồn đúng không cả nhà?” - cây hài Ngọc Hậu hỏi. “Ừ đúng rồi, đúng rồi” - mọi người nhao nhao đồng tình. Tiếng cười lại vang lên trong tổ ấm vé số làm dịu đi cái nắng gay gắt trong con hẻm nhỏ ở Sài Gòn.

    Chuyện ông cụ bán vé số trên xe lăn

    Xảy ra cách đây hơn một tháng, nhưng câu chuyện về một ông cụ ngoài 70 tuổi, với khuôn mặt hao gầy, khắc khổ trên chiếc xe lăn đi bán vé số và tờ dò kqxs vẫn còn ám ảnh tôi rất nhiều. Nhất là mỗi khi ra đường, bắt gặp bao phận đời ngồi yên định trên chiếc xe mưu sinh ấy.


    Giữa cái nắng tháng 3 vàng rực và khá oi bức của Sài Gòn, chiếc xe lăn của ông cụ dừng trước một quán cà phê trên đường Sư Vạn Hạnh, Q.10, TP.HCM. Cố gắng hết sức để nhoài người xuống khỏi chiếc xe, ông cụ di chuyển bằng đôi tay yếu ớt, run rẩy một cách khó khăn. Chìa xấp vé số trước mặt hai thanh niên vẻ ngoài sang trọng, đang ngồi đong đưa lắc lư theo tiếng nhạc, vừa nhâm nhi những ngụm cà phê, ánh mắt ông cụ như khẩn cầu, van lơn, thiết tha mời mọc mua giúp ông tờ vé số.
    Không cần đếm xỉa, một thanh niên vừa lắc đầu lia lịa từ chối, vừa khua tay tỏ vẻ khó chịu. Anh ta quay mặt đi nơi khác, miệng lẩm bẩm chửi thề như vừa gặp phải một điều gì đó xui xẻo lắm. Ông cụ vẫn kiên trì quỳ gối với đôi chân một nửa ở đấy, ánh mắt càng thiết tha hơn. Cảm giác như bị làm phiền, anh ta bực bội khua tay hất mạnh làm cả xấp vé số trên tay ông cụ rớt xuống vương vãi trên nền gạch. Ông cụ cúi mặt xuống, lẳng lặng lê lết dưới các gầm bàn góc ghế nhặt nhạnh những tờ vé số.
    Tôi và một cô bé bán báo dạo tình cờ chứng kiến cảnh ấy, vội chạy tới và đỡ ông cụ lên xe, giúp ông gom lại những tờ vé số, vuốt lại thật cẩn thận. Không khỏi bùi ngùi, thương cảm, chúng tôi cùng móc ra những đồng tiền lẻ còn lại trong túi đặt vào lòng bàn tay run rẩy của ông cụ, như một sự sẻ chia nhỏ bé. Miệng không mở lời được nhưng đôi mắt ông rưng rưng cảm động. Cô bé giúp ông cụ đẩy chiếc xe lăn rời khỏi quán cà phê. Bóng dáng hai con người nhỏ bé ấy khuất dần trong một con hẻm.
    Có một điều đáng buồn, thất vọng. Tất cả những người trong quán cà phê chứng kiến sự việc xảy ra chỉ bằng những ánh mắt vô tình, im lặng. Tôi ấm ức trong lòng, sao trái tim họ băng giá thế, vô tâm thế!
    Chúng ta đang sống trong một xã hội được gọi là văn minh, hiện đại và thân thiện. Thái độ của những con người đó rõ ràng không có văn hóa trong ứng xử. Tôi nghĩ có nhiều cách để từ chối mà không làm mất lòng người đối diện, không cần phải là những cái gạt tay bạo lực, nặng nề và tàn nhẫn như vậy.
    Cuộc sống luôn cần sự sẻ chia. Sẻ chia và được sẻ chia cũng là hạnh phúc. Đừng vô cảm. Hãy sống tình cảm hơn, thân thiện hơn.

    Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

    Nhiều người bị lừa vì vé số giả

    Theo phản ảnh của nhiều đại lý bán vé số và người bán vé số dạo, gần đây nhiều người bán vé số dạo và đại lý nhận đổi vé số trúng cho khách hàng, nhưng khi đến công ty xổ số đổi mới phát hiện là vé số giả. Bà N. - một người bán vé số dạo - cho biết bà từng đổi vé số có kqxs trúng giải 100.000 và 200.000 đồng cho khách, sau đó mới biết là vé số giả. “Nhìn bề ngoài không ai biết là vé số giả.
    Các dãy số được in to, rõ như thật chứ không phải cạo sửa hoặc dán chồng lên như trước đây. Khi tôi đem đến đại lý thì vẫn được đổi. Nhưng sau đó vài ngày đại lý thông báo đó là vé số giả, bắt tôi phải trả lại tiền” - bà N. nói. Chị Duyên - một chủ đại lý vé số tại TP Mỹ Tho, Tiền Giang - cho biết chị chứng kiến rất nhiều vụ người bán vé số bị lừa khi nhận đổi vé số trúng là vé giả. Có người bị lừa vài ba trăm ngàn đồng, nhưng cũng có người bị lừa đến vài triệu đồng.
    Ông Lý Minh Ân, giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết tỉnh Tiền Giang, cho biết công ty cũng phát hiện nhiều vụ xổ số trúng thưởng giả. Mới đây, một đối tượng đến công ty đổi vé trúng thưởng giải đặc biệt. Sau khi kiểm tra kỹ bằng các biện pháp nghiệp vụ, công ty phát hiện tờ vé số này được in giả giống y như thật nên báo công an điều tra. “Vé số trúng thưởng giả bây giờ được làm rất tinh vi, rất khó phát hiện. Muốn biết được thật hay giả phải dùng máy kiểm tra mới được. Người bán dạo và đại lý phải thật cẩn thận khi nhận đổi vé số trúng” - ông Ân cảnh báo.

    Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

    Chuyện cổ tích sau tấm vé số độc đắc

    Chị mua 10 tờ vé số, đem tặng một vé cho bạn nghèo. Chiều hôm ấy, khi xem kqxs chị muốn “nín thở” khi cả 10 tờ vé số mà mình mua đều trúng.
    Trong đó bảy tờ trúng độc đắc trị giá hơn 10 tỉ đồng (mỗi tờ 1,5 tỉ đồng chưa trừ thuế), ba tờ trúng an ủi (100 triệu đồng/tờ). Tờ vé số mà chị tặng người bạn nghèo là một trong ba tờ trúng an ủi. Sáng hôm sau, chị đi tìm gặp người bạn nghèo. Câu đầu tiên chị nói với bạn là “ông trả lại tờ vé số cho tui”!

    Khi tôi kể câu chuyện đến đây, nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã “ồ” lên một tiếng rồi trách móc, đại ý: Chị ấy đã trúng cả chục tỉ đồng rồi, sao lại nỡ đòi tờ vé số trúng an ủi! Có người còn nhanh nhảu bình luận: ”Đời bây giờ sao mà bạc”.

    Ồ không, cái đoạn kết không phải “đen” như thế. Đoạn kết của câu chuyện nó là thế này:

    Sau khi cầm lại tờ xổ số trúng an ủi từ người bạn, chị bèn rút một tờ trúng độc đắc tặng lại và nói: “Tui đổi cho tờ trúng độc đắc để hai ông bà mua cái nhà”. Bởi chị biết người bạn nghèo ấy đang không có nhà ở. 100 triệu đồng của tờ vé trúng an ủi là một số tiền không nhỏ, nhưng nó cũng chẳng có ý nghĩa gì trong việc giúp ông tìm một chốn nương thân lúc tuổi già.

    Sau khi nghe cái đoạn kết thật của câu chuyện, ai cũng ngỡ ngàng. Các đồng nghiệp đều đồng thanh buộc tôi phải viết câu chuyện này, một câu chuyện cổ tích của thế kỷ 21. Nó sẽ có một giá trị rất lớn trong xã hội mà văn hóa, đạo đức đang xuống cấp. Một xã hội mà gần như ngày nào mở báo ra cũng thấy những chuyện xám xịt.

    Viết đến đây, ắt cũng sẽ có người chưa tin câu chuyện cổ tích này, bởi chẳng thấy tên tuổi nhân vật đâu cả.

    Xin thưa, đây là câu chuyện thật 100%, mà người được tặng chiếc vé số - “ông bạn nghèo” trong câu chuyện - chính là nhạc sĩ Hữu Phần, em ruột của nghệ sĩ Quốc Hòa đã mất, cựu giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Bông Sen TP.HCM. Hiện ông Phần đang đi tìm mua nhà bằng số tiền từ chiếc vé số độc đắc mà người bạn vàng đã tặng.

    Thưa chị, trong 30 năm làm báo, bao giờ tôi cũng tôn trọng yêu cầu của nhân vật. Riêng trong chuyện này, tôi đã băn khoăn rất nhiều với hai câu hỏi: Viết? Không viết?

    Cuối cùng, tôi quyết định giữ 50% lời hứa với chị, đó là không nêu tên chị. Nhưng câu chuyện thì tôi nghĩ cần phải nêu lên. Bởi, chị một mực bảo chuyện này “bình thường thôi”, nhưng bình thường làm sao được hở chị? Vào thời buổi nhiều người coi tiền hơn cả mạng sống, người ta đánh liều mọi cách, lừa bịp mọi người để kiếm tiền.

    Thậm chí có người trong gia đình đánh nhau chí chết, đưa nhau ra tòa chỉ vì vài trăm triệu đồng. Còn chị thì kinh tế cũng chẳng khá gì, vậy mà tặng vé độc đắc cho bạn nghèo.

    Ông Ba Minh (Châu Ngọc Minh), nguyên phó Ban tuyên huấn Thành ủy TP.HCM, một người rất hiểu chị, khi nghe chuyện này đã nhận xét: “Chỉ có con nhỏ đó mới làm được như vậy!”. Cho một người bạn 1,5 tỉ đồng một cách nhẹ nhàng không phải ai cũng làm được.

    Một lần nữa tôi xin lỗi chị. Bởi tôi lại thấy có lỗi nhiều hơn với độc giả nếu không viết. Bởi họ cũng có quyền được biết việc làm cao cả của chị. Việc làm đó cho tôi (và có lẽ nhiều người khác) có thêm niềm tin rằng cuộc sống của chúng ta vẫn còn tươi đẹp, vẫn còn rất nhiều người tốt, rất đáng sống.

    Tôi đã ứa nước mắt khi đọc bài viết về một anh thợ sửa xe đạp nghèo tặng xe đạp cho các học sinh nghèo, về những người chị âm thầm nuôi dưỡng những người già neo đơn như người thân của mình mà không hề mong một chút quyền lợi nào (những nhân vật được Mặt trận Tổ quốc VN TP.HCM tôn vinh trong chương trình “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” đăng trên Tuổi Trẻ ngày 31-12-2013)...

    Nay trong số người đáng được mọi người biết tới có thêm chị.

    Giải xổ số 656 triệu USD tại Mỹ về 3 nhân viên trường học

    Ba nhân viên tại một trường công ở bang Maryland (Mỹ) vừa trở thành những người đồng sở hữu tấm vé số có kqxs trùng với giải thưởng xổ số khổng lồ Mega Millions có tổng giá trị giải thưởng 656 triệu USD.
    Tuy nhiên, ba người thắng cuộc này đã tuyên bố họ sẽ không nghỉ việc, và giữ khoản tiền khổng lồ của mình như một tài sản bí mật. 

    Mỹ: Nhân viên trường học trúng số trăm triệu USD
    Vé số Mega Millions 
    Vì người thắng cuộc được phép giữ kín danh tính trước công chúng nên cơ quan tổ chức chỉ cho biết nhóm gồm một phụ nữ hơn 20 tuổi, một người đàn ông hơn 40 tuổi và một thiếu phụ hơn 50 tuổi.
    Tổng giá trị giải thưởng của tờ vé số mà nhóm tự nhận là "Three Amigos” này sở hữu là 218.600.000 USD. Sau khi trừ thuế, mỗi người còn được 35 triệu USD.
    Nhóm ba người này sở hữu một trong 3 tấm vé trúng thưởng trong đợt mở thưởng lớn nhất của lịch sử xổ số nước Mỹ hôm 30-3; hai tấm vé còn lại ở bang Kansas, và Illinois.

    Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

    Trúng số bạc tỉ, chỉ nhận được 30 triệu

    Cuối tháng 12/2011, kỹ sư Trần Nam Phúc phát đơn tố cáo sếp của mình là ông Trương Hữu Bình, Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Long An, “chiếm đoạt tờ vé số trúng giải” của anh.
    Theo đó, ngày 2/12/2011, khi tới trung tâm liên hệ công việc, một khách hàng đã mua 6 tờ vé số của Công ty XSKT Vĩnh Long và 9 tờ của Công ty XSKT Bình Dương tặng cho ông Bình, anh Miên, chị Dưỡng, chị Diệu và anh Phúc. Kết quả là 6 tờ vé số Vĩnh Long đều trúng giải. Trong đó, chị Dưỡng, chị Diệu và anh Miên trúng giải đặc biệt 1,5 tỉ đồng. Riêng ông Bình (được tặng 1 tờ Vĩnh Long và 2 tờ Bình Dương) nhưng không có tờ nào trúng.
    01

    Bình Thuận: 50 người trong thị trấn trúng số

    Chủ đại lý vé số Hồng Nhân ở thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh (Bình Thuận) xác nhận ngày 24/3 họ phát hành 70 tờ vé số của Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Tiền Giang và khi xem kqxs có bảy tờ trúng giải độc đắc (mỗi tờ 1,5 tỉ đồng) và 63 tờ còn lại trúng giải an ủi (mỗi tờ 100 triệu đồng).
    03
    Đến nay đã xác định có khoảng 50 người ở thị trấn Đức Tài trúng số trong đợt này.
    Theo một lãnh đạo thị trấn Đức Tài, những ngày vừa qua người dân ở đây liên tục ngập tràn trong niềm vui với cơn sốt trúng “vàng trắng” khi những người trồng cao su trúng mùa, trúng giá thì nay đến việc hàng chục hộ gia đình trúng vé số.
    Trao đổi với chúng tôi, cô N. cho biết gia đình cô may mắn trúng sáu tờ độc đắc. Mấy ngày qua, không khí gia đình rất vui, nhiều người ghé đến chúc mừng. Cô N. nói: “Gia đình cô buôn bán nhỏ ở thị trấn, chồng cô thỉnh thoảng mua vé số. Ngày 24/3, chồng cô mua vé số 377021 của Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Tiền Giang mở ngày 25/3, đến chiều nghe xôn xao cặp vé này trúng độc đắc.
    Vài ngày sau mới hay thị trấn có rất nhiều người cùng trúng giải an ủi”. Trong khi đó, ông V. - một người trúng năm tờ an ủi - tiếc rẻ vì chỉ chệch một con số là ông đã trúng giải độc đắc với tổng cộng 7,5 tỉ đồng. Nhưng dù sao ông cũng rất vui vì đang lúc ông xây nhà cần tiền thì may mắn trúng được 500 triệu đồng. Sát vách nhà ông V. cũng có một nữ dược sĩ trúng bốn tờ an ủi.

    Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

    “Vé số ma” kéo người trúng số độc đắc về âm ty?

    Trong khi gia đình nạn nhân đang đau buồn vì đứa con treo cổ tìm đến cái chết, cả làng lại tranh nhau ghi số đề, hy vọng “phát tài” từ con số được cho là “số xác chết”, nghĩa là hy vọng tối kqxs cả làng sẽ trúng đề.

       Cả ba người trúng 'số ma' độc đắc cùng theo nhau... tử nạn (ảnh minh họa)
    Cả ba người trúng 'số ma' độc đắc cùng theo nhau... tử nạn (ảnh minh họa)
    Lý do nạn nhân tự vẫn, có người cho rằng do bị nghi oan ăn trộm chó, quá ấm ức, nam thanh niên đã tìm đến cái chết để thanh minh. Ý kiến khác lại cho rằng, do nạn nhân trước đây từng trúng số độc đắc, con số 66 được cho là ứng với “số treo cổ”, nên mới đoản mạng. Cũng có người mê tín lại quả quyết, dòng họ Đặng thất lễ với tổ tiên, nên bị thần linh quở trách, bắt mất đứa con trai nối dõi.
    Đóng cửa xả nước treo cổ trong nhà tắm
    Ông Đặng Đức Cảnh (ngụ phường Thủy Biều, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) bố của nạn nhân Đặng Đức Hùng (29 tuổi) kể lại trong bàng hoàng. Chiều ngày 8/6/2014, khi đang làm vườn sau nhà thì con trai ông vào phòng đi tắm. Nghe tiếng nước mở lớn, chảy liên tục suốt nửa tiếng đồng hồ không ngừng, ông vào gõ cửa mãi vẫn không thấy con trai trả lời. Linh tính mách bảo có điều chẳng lành, ông trèo lên, nhìn qua cửa thông gió thì phát hiện cảnh tượng kinh hoàng. Ông điếng người chết lặng, bên trong phòng tắm, con trai ông treo cổ lủng lẳng trên trần nhà. Quá thảng thốt, ông lão la không thành tiếng, sấp ngửa chạy ra ngoài kêu cứu. Khi hàng xóm phá cửa xông vào, nạn nhân đã tắt thở từ lâu.
    Gia đình nạn nhân cho biết, trước lúc chết, Hùng để lại lá thư tuyệt mệnh trăn trối: “Sau khi con mất, ba mẹ hãy rải thật nhiều hoa trắng đầy nấm mộ cho con. Ba cố gắng tập xe máy mà đi, còn chiếc xe của con, ba mẹ cho đứa em út để nó đi lại… Ba mẹ hãy giúp con trả những khoản nợ mà con mắc của người ta…”. Ngoài ra, trong điện thoại của Hùng có nhiều tin nhắn rất đáng ngờ được gửi đến một người, hiện vẫn chưa xác định được danh tính. Một trong những tin nhắn có nội dung “em không ăn trộm chó, cũng không ăn thịt chó, đừng đổ oan cho em”.
    Bố nạn nhân cho hay, trong thời gian qua, Hùng có biểu hiện của bệnh trầm cảm, sống khép kín và ít đi ra ngoài. Con trai ông vốn hiền lành. Từ những tin nhắn trên, ông suy đoán, có lẽ, do quá uất ức vì bị vu oan, nên con trai ông đã cạn nghĩ mà tìm đến cái chết. Gia đình ông Cảnh có hai đứa con trai, Hùng là con cả, người em không may bị bệnh thiểu năng trí tuệ. Thế nên, Hùng được bố mẹ kỳ vọng rất nhiều. “Vợ chồng tui già cả. Chỉ mong thằng Hùng thành gia lập thất, sinh con đẻ cái. Sau này tuổi già bóng xế, còn có người để nương tựa, cậy nhờ. Khi chết đi, có người để lo hương khói. Giờ nó bỏ đi như thế, hai thân già này, và cả thằng em bệnh tật của nó, biết phải sống ra sao”, người cha nói trong nước mắt.
    Người thân trong gia đình kể lại, sau khi biết con mất, ông Cảnh quá đau đớn đã ngất xỉu. Sức khỏe yếu, lại bị cú sốc nặng, ông hoàn toàn suy kiệt, đành nằm trên giường thở oxy. Những lúc tỉnh táo ít ỏi, ông lết khỏi giường, xiêu vẹo đi ra ngoài tiếp khách, túc trực đám tang. Hậu sự của con trai đành nhờ họ hàng lo giúp. ““Thầy” bói nói, trong tháng năm âm lịch này, tai ương sẽ giáng xuống gia đình tui. Thầy kêu gia đình phải giữ gìn cho thằng Hùng. Lo lắng, tui bảo thằng Hùng ở miết trong nhà. Nó đi phụ hồ kiếm tiền, tui cũng không cho. Ngày mô cũng lo ngay ngáy, sợ con trai gặp nạn. Mẹ thằng Hùng quyết định vô Vũng Tàu, trước là thăm bà ngoại, sau là dự lễ cầu siêu bạt độ giải oan tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mong sẽ đem đến điềm lành cho con trai. Ai ngờ, vợ tui mới cúng giải oan cho con trai xong, thì con trai lại chết oan uổng như rứa”. Người đàn ông nói thều thào như không còn hơi sức. Những giọt nước mắt mặn chát cứ ứa ra từ hai hốc mắt xâu hun hút, bò ngoằn ngòeo trên khuôn mặt thất thần, nhăn nhúm đau đớn.
    Mẹ Hùng vốn có nhiều bệnh trong người, những khi gặp chuyện, bà thường bị tăng huyết áp. Lúc Hùng mất, bà đang ở Vũng Tàu. Sợ bà ngã quỵ khi biết hung tin, gia đình chỉ gọi điện báo Hùng gặp tai nạn, phải về gấp chứ không dám cho biết đã chết. Do lúc đi xa, bà quên mang theo giấy CMND nên không thể đi máy bay. Dù ruột gan nóng như lửa đốt, bà cũng đành vật vã ngồi xe khách để về. “Chị ấy thương con lắm, chăm bẵm chúng từng chút một. Chỉ cần tụi nó trầy chút da, tróc xí vảy là bà đã lo lắng cuống cuồng. Trước khi chị ấy về, gia đình tui đoán thế nào chị ấy cũng suy sụp khi biết con trai không còn, nên đã gọi một chiếc xe cấp cứu, chờ sẵn trước cửa nhà. Vừa bước vô nhà, thấy di ảnh con trai trên bàn thờ, chị ấy hoảng loạn như mất trí, cứ khăng khăng cho rằng con trai chưa chết. Nhìn chị ấy thất thần, người đờ đẫn, ngẩn ngơ như điên loạn, ai nấy điều ứa nước mắt. Hiện chị ấy đang nằm ở khoa hồi sức cấp cứu trên bệnh viện Trung ương Huế”, người thân cho biết.
    trung-so-141
    “Vé số ma” kéo người trúng số độc đắc về âm ty?
    Một người làng sống cạnh nhà kể lại, trước khi Hùng thắt cổ chết, ba đêm liên tục, chim cú cứ về đậu trên cây xoan trước nhà kêu ai oán. “Ở quê tui, người ta cho rằng mỗi lần chim cú kêu, thường xuất hiện điềm gở. Đêm mô nằm nghe chim cú kêu thống thiết, tui cứ nôn nao trong ruột. Bồn chồn lo lắng, không biết tới đây trong làng sẽ có tai kiếp chi. Không ngờ ba ngày sau thì chú Hùng treo cổ”. Người phụ nữ này còn nói thêm, “biết chú ấy chết trong tư thế treo cổ, nên cả làng đều xôn xao. Ai cũng thương tiếc chú ấy còn trẻ quá, chưa kịp vợ con gì. Họ lại kháo, chết treo cổ, mà lại chết trẻ như chú ấy, sẽ rất linh. Mọi người đua nhau đi đánh đề. Họ cho rằng số 88 là số xác chết. Chẳng biết mấy hôm nay, con số ấy đã “linh nghiệm” chưa”.
    “Giải mã” cái chết của Hùng, một người già trong làng kể lại. Tám năm về trước, Hùng có người bạn tên Thuyền. Anh này mua 8 tờ xổ số, trong đó sáu số cặp có đuôi 66. Anh Thuyền giữ lại hai tờ vé số cặp, tặng bố mẹ vợ hai tờ, tặng Hùng một tờ, và một phụ nữ khác một tờ. May mắn đến, số cặp có đuôi 66 này trúng giải đặc biệt. Dân chơi lô đề cho rằng đây là “số ma, số thắt cổ”, người trúng số không sớm thì muộn sẽ đoản mạng. Chuyện ngẫu nhiên đến thật, một thời gian sau người phụ nữ kia bị tai nạn chết. Bố vợ của Thuyền ít lâu cũng lâm bệnh qua đời khi tiền trúng số chưa kịp tiêu hết. Thấm thoát tám năm đã trôi qua, cho đến hôm nay, người có số trúng năm đó là Hùng cũng qua đời trong tư thế thắt cổ, ứng với con số 66 oan nghiệt. Cụ già này nói: “Thằng Thuyền nó thoát được kiếp nạn, vì sau khi trúng số, nó làm từ thiện rất nhiều. Hơn nữa, khi mua mấy cái vé chết chóc ấy, nó cũng “san sẻ” cho người khác, coi như gánh nặng xui rủi cũng đẩy qua vai kẻ khác rồi, nên nó mới không sao”.
    Khác với những đồn đoán của người làng, anh Thuyền khẳng định cái chết của Hùng không liên quan gì đến tấm vé số năm xưa. “Số 66 là số “chết” vốn chỉ là đồn đoán thiếu căn cứ của dân chơi số đề. Một con số vô tri vô giác, không thể nào có quyền năng cướp đi mạng sống của người khác được”, anh Thuyền khẳng định. Anh cho biết, tám năm trước, khi trúng được hai vé số đặc biệt, anh dùng một nửa tiền trúng số làm từ thiện. Một nửa anh gây dựng xưởng mộc để làm ăn cho đến ngày nay. Hiện tại, cuộc sống gia đình anh vẫn êm ấm hạnh phúc và hoàn toàn không có xui rủi gì.
    Một bô lão trong thôn thì lại cho rằng, dòng họ Đặng ngày xưa làm quan rất lớn, ngài Đặng Đức Siêu (1751- 1810) làm đến chức thượng thư bộ lễ, là một danh thần dưới thời nhà Nguyễn, người có công giúp chúa Nguyễn Ánh xây dựng cơ đồ. Là một quan lớn có công với đất nước, ngài Đặng Đức Siêu được cả dân làng xã Thủy Biều (nay là phường Thủy Biều) lập miếu thờ, thờ cúng hàng năm rất tôn kính. Hiện miếu thờ này ngự ngay trước nhà ông Cảnh. “Ở khu đất nơi dòng họ Đặng này ở có miếu thờ rất linh thiêng, có lẽ do việc thờ cúng không được thế hệ con cháu sau này chú trọng như các thế hệ trước, nên các ngài quở trách, dẫn đến con cháu sau này người bị thiểu năng trí tuệ, người thì chân tay teo tóp, không đi được phải bò tứ chi”. Ông lão mê tín dị đoan này nghi ngờ cái chết bất đắc kỳ tử của Hùng hẳn liên quan đến sự “mạo phạm ngôi miếu”.
    Hiện tại, tất cả các nguyên nhân dẫn đến cái chết của Hùng đều chỉ là những lý giải thiếu căn cứ. Nguyên nhân cụ thể, chỉ có nạn nhân mới biết rõ. Nhưng người sống ngày ngày vẫn day dứt, họ luôn tự hỏi, vì đâu, người thân mình lại tìm đến cái chết trong khi tuổi đời còn quá trẻ. Câu hỏi ấy cứ day dứt bởi người có thể đưa ra câu trả lời đã yên nghỉ dưới ba tấc đất.
    (Tên nạn nhân đã được thay đổi)

    Thêm nỗi lo chưa kịp băm nát sợi dây thừng
    Được biết, ngay sau khi nạn nhân chết, cơ quan chức năng đã có mặt kịp thời để khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Hiện tại, bức thư tuyệt mệnh cùng chiếc điện thoại và sợi dây điện Hùng dùng để treo cổ đã được cơ quan chức năng thu giữ. Người ta cho rằng, sợi dây nạn nhân dùng để thắt cổ chết, phải được băm nát đi, rồi vứt bỏ. Khi ấy, “con ma treo cổ” mới bỏ đi khỏi nhà. Nếu không làm thế, “nó” cứ ở miết trong nhà, rồi sẽ tiếp tục bắt người khác chết. Giờ sợi dây đã bị cơ quan chức năng thu giữ, không băm vằm được. Không biết sau này, gia đình ông Cảnh có tiếp tục gặp tai kiếp nữa không. Một hàng xóm lo lắng nói thêm: “Cứu người treo cổ, tuyệt đối không được mở dây mà phải cắt. Nếu không, người mở sợi dây ấy trước sau gì cũng chết. Trước đây trong làng, có ông khi giải cứu người thắt cổ, đã không cắt cho sợi dây đứt, ít bữa sau thì ông ấy chết”. Người này lo lắng, hôm phát hiện Hùng thắt cổ chết, do có nhiều người đến giúp, nên sợi dây được tháo ra cẩn thận mà không bị cắt đi như phong tục. Không biết sau này, điềm xui rủi có bám theo ai đó.

    Bát phở phố cổ và cái sĩ của người Hà Nộ

    Đành rằng chật chội cũ nát, thậm chí nói như nhiều người là sống chui rúc trong những căn nhà chật hẹp chỉ vẻn vẹn mấy mét vuông nhưng những người sống ở phố cổ vẫn có cái phong thái ung dung, cách sống thong dong và niềm hạnh phúc, tự hào mà người ở vùng khác không thể có được.
    Loạt bài về phố cổ Hà Nội trên VietNamNet nhận được sự quan tâm rất lớn của độc giả. Đằng sau vẻ hào nhoáng, tấp nập là cuộc sống chật chội, nhếch nhác nhưng người dân phố cổ vẫn không muốn rời đi. Phải chăng đó còn là cái sĩ của người phố cổ? Chúng tôi xin giới thiệu một ý kiến về lý do bám trụ phố cổ.
    Mấy năm trở lại đây, báo chí đã nói nhiều đến cuộc sống chật chội, nhếch nhác chẳng khác gì những khu ổ chuột khiến cho nhiều người phải dành cái nhìn thương cảm cho những gia đình đang sinh sống ở phố cổ Hà Nội.
    Tuy nhiên, có thật sự sinh sống ở phố cổ mới hiểu rằng, người dân phố cổ phần đa là người Hà Nội gốc. Hoặc ít nhất, họ cũng là những người đã có nhiều năm bám trụ ở mảnh đất Hà Nội này. Vì thế, cuộc sống ở đây tuy chật chội, nhưng con người sống không quá gấp gáp, xô bồ. 
    Chẳng hạn như ông An(người trong ảnh), có hôm ôm mua tờ vé xố, tối cả xóm xem kqxs cho ông, cả xóm cười vui khi xổ số của ông chỉ trúng đề thôi. Tình làng nghĩa xóm nó khác ở nơi khác là như vậy, hàng xóm láng giềng không bon chen và vô tâm với nhau như những khu vực có nhiều dân nhập cư khác. 
    Hơn nữa, ở đây, tuy có chật chội, và có những yếu tố bất tiện trong sinh hoạt, nhưng nơi đây dù sao cũng là trung tâm của Thủ đô. Nơi tập trung của những địa danh lịch sử, những hàng quán mang cốt cách, linh hồn của người Hà Nội gốc.
                             Hình ảnh Bát phở phố cổ và cái sĩ của người Hà Nội số 1
    Mặc dù chật chội, nhưng người dân phố cổ vẫn có những niềm hạnh phúc, niềm tự hào mà người dân ở quận huyện khác không thể có được. 
    Ở đây, bước chân ra khỏi nhà, khỏi ngõ, ăn một bát phở, chỉ nếm nước dùng thôi cũng đã thấy vị ngon mà ở nơi khác dù có bỏ cả đống tiền cũng không thể nào có được.
    Người dân Hà Nội, người ở cách tỉnh thành, và cả người nước ngoài sẽ không lấy gì làm lạ khi thấy những người sành ăn, sành chơi ở tứ phương cứ phải tìm về đây để tham quan, thưởng thức những món ăn với hương vị nhớ đời, để cảm nhận được sự tinh tế từ cách sống cho đến cách chế biến món ăn của những người Hà Nội.
    Đây cũng là lý do giải thích vì sao, đường ngõ ở phố cổ lúc nào cũng đông, hàng quán ở đây lúc nào cũng tấp nập.
    ADVERTISEMENT
    Ngoài ra, cũng vì là trung tâm của Thủ đô, nên việc đi lại, làm việc của những người dân nơi đây là vô cùng thuận tiện. Họ không phải thức khuya dậy sớm để đi làm cho kịp giờ vì sợ đường sá xa xôi như những người sống ở ngoại thành, xa trung tâm thành phố.
    Vì thế, ngoài những trường hợp đặc biệt như những gia đình phải sống trong các căn hộ với diện tích cực nhỏ, như căn hộ 1,5m2, hay căn hộ 5m2, đi trong nhà phải lom khom vì sợ chạm trần, nằm ngủ không thể duỗi thẳng chân vì không đủ diện tích thì phần nhiều những người dân sống trong các căn hộ chỉ độ chục, hơn chục m2 đều cảm thấy rất hài lòng với cuộc sống ở nơi đây.
    Như tôi, nếu để lựa chọn giữa một ngôi nhà tiền tỉ mà ở xa tít ngoại thành, xung quanh hàng xóm là những người nhập cư, sống vô tâm, vô tình nhà nào biết nhà nấy và một căn hộ hơn chục m2 ở phố cổ như hiện tại, thì tôi cũng vẫn lựa chọn cuộc sống chật chội như hiện tại.

    Bởi lẽ, đã là người Thủ đô, thì ở đâu cũng vẫn phải tìm về với trung tâm, nơi Thủ đô bắt đầu hình thành. Khách thập phương, hay khách nước ngoài, khi có dịp đến Hà Nội, cũng không thể không ghé thăm phố cổ. Hơn nữa, cũng chỉ có ở phố cổ mới cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp, tinh tế của người Hà Nội. Vậy thì, với người đang sinh sống ở đây, cớ gì lại chuyển đi.

    Cơi nới nhà chung cư sẽ bị phạt đến 60 triệu đồng

    Theo quy định trong Nghị định mới ban hành và có hiệu lực từ 30.11, những trường hợp tự ý cơi nới nhà chung cư có thể bị phạt từ 50-60 triệu đồng.

     cơi nới nhà chung cư
    Cơi nới nhà chung cư sẽ bị phạt đến 60 triệu đồng - Ảnh: Lê Quân
    Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Chính phủ vừa ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 30.11 tới.
    Theo đó, sẽ phạt tiền từ 50-60 triệu đồng các hành vi vi phạm trong quản lý sử dụng nhà chung cư: kinh doanh nhà hàng, karaoke, vũ trường; sửa chữa xe máy; kinh doanh gia súc, gia cầm; hoạt động giết mổ gia súc; kinh doanh gas hoặc các vật liệu nổ, dễ cháy…
    Thực tế người dân đã cơi nới nhà ở rất lâu năm rồi, bây giờ mới ra nghị định không biết sẽ xử lý như nào? Nếu như ai đó muốn đổi đời đổi đất thử sức với tấm vé số 10k xem sao, biết đâu thần tài gõ cửa nhà bạn. Bạn mua vé số thì vào kqxs xem kết quả nhé.
    Nghị định mới của Chính phủ cũng quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là 1 tỉ đồng.
    Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là 300 triệu đồng.
    Quy định xử phạt trong quản lý phát triển nhà ở, Nghị định mới nêu rõ, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: quảng cáo, viết, vẽ bên ngoài nhà ở trái quy định; chăn nuôi gia súc, gia cầm tại phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung; chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc sở hữu riêng hoặc sử dụng riêng làm ảnh hưởng đến trật tự, mỹ quan và môi trường sống của các hộ khác và khu vực công cộng.
    Đối với các hành vi xả rác bao, nước thải, khí thải, chất độc hại bừa bãi, gây thấm, dột, ô nhiễm môi trường; sử dụng kinh phí quản lý vận hành hoặc kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư không đúng quy định; sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư trái quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Không biết các công ty xổ số xử lý rác như nào và có bị phạt không khi họ in hàng ngàn tấm vé số nhưng lượng bán ra chỉ được 20%-30%, còn lại là ế

    Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

    Cách để trúng độc đắc


    Ai không một lần trong mơ thấy mình trúng vé số  “ĐỘC ĐẮC” biết đâu giấc mơ ấy sẽ trở thành hiện thực, bạn có muốn vậy không ? thử làm phương pháp dưới đây rất có hiệu nghiệm với người thành tâm, thật thà, có tính thương người, hay làm từ thiện.
    Mình sẽ hướng dẫn bạn cách để trúng độc đắc, nếu như khi xem kqxs mà trúng thì cho mình mấy cái views hoặc đăng bài tin này trên fb của bạn là được. Trước khi mua vé số, tiến hành làm phương pháp như sau:
    1. Đốt 3 nén nhang đứng trước sân nhà khấn: ” Chư vị thần linh trong nhà, cùng với chúng tôi đi đón thần tài hôm nay” rồi cắm nhang ở trước cửa.
    2.  Sau khi nhang sắp tàn thì ra đi bằng cửa chính, trong đầu luôn tưởng có thần linh đi theo .
    3. Bắt đầu đi tính từ cửa cổng chính , mặt hướng về hướng Đông chân bước trong lòng niệm “ bây giờ chúng ta đi đón thần tài hôm nay”, tay trái kết thành ấn kiết tường ( hình A).
    4.  Đi thẳng về phía trước ( hướng đông) đúng 101 bước rồi ngưng lai, mặt luôn hướng về hướng Đông,  miệng đọc câu thần chú Lục Đại Minh “ OM MA NI PA ME HUM” đúng 18 lần, tiếp theo nói lên tên họ , giờ, ngày , tháng , năm sinh của mình ( nếu không nhớ Giờ, ngày tháng sinh cũng không sao) . Tiếp đến miệng hát  câu: “ Tam giới thiên địa nhân và thần tài khắp nơi , xin hãy đến nhà tôi, tôi sẽ thành kính cung phụng thần”
    5. Tiếp theo quay trở về nhà , trên đường đi trong lòng luôn nghĩ, ( tưởng tượng) thần vận may đem đến vô số tiền bạc với mình cùng nhau trở về nhà.
    6. Trên đường về, nếu có gặp, đường gồ ghề, bậc cấp xuống nước, nghĩ đến thần vận may mà nói : Có bậc thang đá đó kìa. Khi đến nhà vào nhà giới thiệu từng nơi như : Đây là nhà tôi, phòng khách, bàn thờ, phòng ngủ, két sắt, nhà bếp …Đồng thời ngón cái tay trái với ngón trỏ tay trái búng 3 lần ( xem hình B). Cuối cùng lấy vật có keo  dính ( đã chuẩn bị sẳn) dán ngang lên khung cửa chính hoặc khung cửa sổ. như vậy là hoàn tất.



    Hôm chôn cất, mảng bê tông vẫn còn bám ở phía chân thi thể chị Huyền

    "Tôi có một linh cảm đặc biệt rằng thi thể được vớt lên từ bến đò Vân Đức có thể là của chị Huyền. Hơn nữa, chính mắt tôi cũng nhìn thấy có mảng bê tông vẫn còn bám ở phía chân thi thể", người quản trang kể lại hôm chôn cất nạn nhân.

    Sáng ngày 6/8, có mặt tại nghĩa trang thôn Trung Văn, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nơi chôn cất thi thể của chị Lê Thị Thanh Huyền (nạn nhân vụ Cát Tường), PV đã được nghe những chia sẻ của ông Đặng Văn Phúc (59 tuổi) người trực tiếp trông coi các phần mộ tại nghĩa trang.

    Nhớ lại hôm tiến hành mai táng cho thi thể chị Huyền, ông Phúc nói: “Buổi chiều ngày 18/7, cơ quan chức năng địa phương kết hợp với công an TP. Hà Nội đã tiến hành thủ tục khâm liệm cho thi thể được tìm thấy ở bến đò Văn Đức. Hôm đó, có hai người trung tuổi đại diện cho gia đình nạn nhân".


    Ông Đặng Văn Phúc - người trông coi nghĩa trang thông Trung Quan, xã Văn Đức.

    Người đàn ông tuổi trung niên từng có hơn 10 năm trông coi nghĩa trang vẫn nhớ từng chi tiết rất rõ trong quá trình thi thể chị Huyền được đưa đến đây chôn cất.

    Ông Phúc cũng nói: “Ban đầu tôi không biết thi thể đó là của ai, nhưng với kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại đây và những diễn biến bất thường hôm ở nghĩa trang, tôi có một linh cảm đặc biệt rằng thi thể được vớt lên từ bến đò Vân Đức có thể là của chị Huyền. Hơn nữa, chính mắt tôi cũng nhìn thấy có mảng bê tông vẫn còn bám ở phía chân thi thể".

    Bản thân ông Phúc, từ hôm sau khi thông tin từ báo đài xác nhận thi thể được khâm liệm ngày hôm đó chính là chị Lê Thị Thanh Huyền, ông cũng cảm thấy rất mừng cho gia đình nạn nhân. Bởi hơn sau 9 tháng, việc gia đình chị Huyền tìm thấy xác là một điều kỳ diệu.


    Nghĩa trang xã Trung Văn, nơi chôn cất thi thể nạn nhân vụ Cát Tường.

    Liên quan đến việc chôn cất chị Huyền hôm 18/7, một số nhân chứng kể lại rằng, họ nhìn thấy thi thể chị Huyền không còn nguyên vẹn: Đầu, tay, chân đã bị mất. 

    Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 5/8, Đại tá Võ Hồng Phương – Phó phòng CSHS Công an TP.Hà Nội xác nhận thông tin về việc tìm thấy thi thể của chị Lê Thị Thanh Huyền. Cụ thể, đến giờ mới chỉ xác định được thi thể tại bến đò Văn Đức chính là thi thể chị Huyền. Theo đó, bộ phận khám nghiệm của Bộ Khoa học hình sự vẫn đang tiếp tục điều tra nguyên nhân xảy ra cái chết của chị Huyền rồi sau đó mới có thể đưa ra những mức án cho những người liên quan.
    Tôi có kết bạn trên mạng xã hội facebook, đã có người đánh đề theo số tuổi của chị Huyền theo ngày chị mất, tối tôi có xem kqxs thì thấy người đó trúng. Tuy không hoan ghênh cho việc làm không đúng này nhưng tôi cũng không làm được gì. 
    Chúc chị yên nghỉ.

    Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

    Những điều chưa biết về người phụ nữ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề

    Đội phó Đội điều tra mua bán trẻ em thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Công an TP.Hà Nội) cho biết, ngoài trường hợp của cháu Cù Huy Công, Phạm Thị Nguyệt (35 tuổi, quê quán xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) còn đang nhận nuôi dưỡng hai cháu bé khác tại nhà.

    Những điều chưa biết về người phụ nữ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề
    Chân dung Trang (phải) và Nguyệt trong hồ sơ cảnh sát - Ảnh: Cơ quan công an cung cấp
    Theo trung tá Khải, ngay sau khi Nguyệt bị bắt, hai cháu nhỏ này đã được đưa đến Trung tâm bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng. Tên của hai cháu bé này là Phạm Đức Anh và Phạm Gia Hân.
    Giống như Nguyễn Thanh Trang (36 tuổi), quản lý nhà mở (khu nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, cơ nhỡ ở chùa Bồ Đề), Nguyệt cũng có hai đời chồng.
    Theo đó, sau khi người chồng đầu qua đời vào tháng 5.2011. Nguyệt trước kia bán vé xố và tờ dò kqxs, sau đó Nguyệt đăng ký kết hôn với một người đàn ông tên H. (35 tuổi, ở xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội). Mẹ đẻ của anh H. cho hay, khi đưa cô này về nhà, con bà giới thiệu tên là Minh Trang. Khi đó cả gia đình bà đều phản đối, vì cảm thấy không hợp.
    Vẫn theo mẹ chồng của Nguyệt, sau một thời gian dài sinh sống với con trai bà, thì vào tháng 3.2014, Nguyệt bế về nhà ba đứa bé, đó là: Phạm Đức Anh, Phạm Gia Hân và Phạm Gia Bảo Phạm. Nguyệt nói với mẹ chồng, Gia Hân và Gia Bảo (3 tháng tuổi) là hai anh em sinh đôi một trai, một gái.
    Quá bất ngờ vì điều này, nhưng khi gặng hỏi thì con trai bà đều một mực khẳng định đúng là con, nên cả nhà đều ậm ừ cho qua. Và từ đó trở đi, mẹ chồng Nguyệt và mọi thành viên trong gia đình đều quý, thương yêu 3 đứa nhỏ.
    Tuy nhiên, khi về sống với gia đình Nguyệt không được bao lâu, tới chiều 27.6, cháu Công (Gia Bảo) đã qua đời do bệnh sởi biến chứng. Trước đó ngày 21.6, cháu Công được gia đình Nguyệt đưa vào viện điều trị. Trẻ nhỏ mà cứ đưa đi lung tung, những người này thật vô nhân tính, bản thân mình còn lo không nổi lại còn đòi nuôi người khác.
    Theo trung tá Khải, hiện cơ quan công an vẫn đang xác minh điều tra làm rõ có hay không chuyện cháu Công qua đời. Trong trường hợp cần thiết thì sẽ khai quật tử thi. Trong khi đó, gia đình nhà chồng của Nguyệt cho hay, hiện cháu Công được chôn cất tại nghĩa trang của xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội.
    Trước đó, cơ quan công an đã khởi tố vụ án và bắt tạm giam Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt để điều tra về hành vi mua bán trẻ em.

    Cháu Lãi bị mua bán ở chùa Bồ Đề đã chết

    TP - Ngày 4-8, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án “mua bán trẻ em” liên quan đến vụ việc một cháu bé bị bỏ rơi, được chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) nhận nuôi dưỡng đã bị bán.
    Trang và Nguyệt đã bị bắt khẩn cấp về hành vi mua bán trẻ em
Trang và Nguyệt đã bị bắt khẩn cấp về hành vi mua bán trẻ em
    Ngay như Trang có 3 con nhưng cũng không nuôi nổi con, gửi con ở các chùa khác nhau nhờ sự nuôi dưỡng của người khác. Vậy nhưng bản thân Trang lại đi buôn bán chính những đứa trẻ như con mình tại chùa Bồ Đề. Mình ham mê bài bạc, cũng hay chơi hay xem kqxs và cũng cần tiền nhưng mình không bao giờ làm việc thất đức như thế này. Mình cũng đoán cháu Lãi sẽ bị chết bởi cháu đang bị viêm phổi nặng, gặp người không có nhân tính thì việc cháu bị chết do bệnh là khó tránh khỏi
    Như thông tin trước đây mình có đưa về vụ việc anh Long trình báo cháu Lãi ở chuà Bồ Đề có hành tung bất thường. Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cũng đã mời sư thầy Thích Đàm Lan, trụ trì ngôi chùa này tới làm việc. Nội dung trên được trung tá Nguyễn Cao Khải, Đội phó đội phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em (Phòng CSHS Công an Hà Nội) cho biết khi trao đổi với PV về kết quả điều tra bước đầu vụ người quản lý khu nuôi trẻ tại chùa Bồ Đề câu kết với đối tượng bên ngoài để bán cháu Cù Nguyên Công - cháu bé bị bỏ rơi với giá 35 triệu đồng. 

    Sư trụ trì không liên quan?

    Trung tá Nguyễn Cao Khải cho biết thêm, trước đó, anh Nguyễn Thành Long (ở quận Long Biên) có tham gia vào hoạt động từ thiện tại chùa Bồ Đề nên quen biết Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978, ở quận Hai Bà Trưng, người được giao quản lý khu trông nom trẻ trong chùa Bồ Đề).
    Ngày 22/6/2014, Nguyệt đã gọi điện cho H. thông báo cháu Công tử vong do mắc bệnh và đã được chôn cất. Được biết, cơ quan điều tra đang hoàn tất các thủ tục để tiến giám định ADN xem có đúng thi thể của cháu Công hay không.
    Qua thời gian tham gia hoạt động từ thiện tại chùa Bồ Đề, ngày 29/10/2013 anh Long nhận được tin nhắn của Trang với nội dung: Có một bé sơ sinh được phát hiện ở cổng chùa, dây rốn chưa rụng, người bỏ rơi không để lại bất kỳ thông tin gì. Vợ chồng anh Long đã nhận làm bố mẹ đỡ đầu của cháu bé và được nhà chùa đặt tên là Cù Nguyên Công.
    Trước tình cảm dành cho cháu bé, thỉnh thoảng vợ chồng anh Long được nhà chùa cho phép đón cháu bé về nhà chăm sóc vài ngày. Đến chiều 31/12/2013, Trang gọi điện cho vợ chồng anh Long nói: Đưa cháu Công về chùa ngay vì sắp có đoàn kiểm tra. Nhưng đến ngày 4/1 vừa qua, vợ anh Long đến chùa để đón bé Công về đưa đi khám bệnh (trước đó Công bị viêm đường hô hấp) đã không thấy cháu bé đâu.
    Theo anh Long, khi bị gặng hỏi, Trang chỉ giải thích mẹ cháu bé đã đón về. Trước sự vòng vo của người quản lý khu nuôi trẻ, anh Long đã gửi đơn trình báo sự việc tới cơ quan công an. Xác định có dấu hiệu một vụ mua bán trẻ em, cơ quan công an đã vào cuộc. Quá trình điều tra, Phòng CSHS Công an TP Hà Nội bắt khẩn cấp Trang và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, tạm trú ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về hành vi mua bán trẻ em. 
    “Quá trình điều tra vụ án, CQĐT cũng đã mời sư Thích Đàm Lan - sư trụ trì chùa Bồ Đề lên làm việc. Tuy nhiên, với tài liệu hiện có thì chưa đủ căn cứ xác định sư Thích Đàm Lan liên quan đến hành vi mua bán trẻ em” – trung tá Nguyễn Cao Khải nói.
    Lừa mẹ viết giấy “bán” con
    Tài liệu công an cho thấy, tháng 10/2013, Trần Thị Thu H. (SN 1989, ở Phú Thọ) sinh con là cháu Cù Nguyên Công nhưng không có khả năng nuôi dưỡng đã gửi bé vào chùa Bồ Đề. Cháu Công đang được nhà chùa và vợ chồng anh Long chăm sóc cháu, nhưng khi được Nguyệt đề nghị tìm giúp một cháu bé để nhận làm con nuôi và hứa trả thù lao nên Trang đã lừa gia đình anh Long mang cháu Công về chùa rồi bán cháu bé. Theo yêu cầu của Nguyệt, Trang đã dẫn Nguyệt đi tìm chị H, rồi giới thiệu Nguyệt là chị dâu mình, hiện cả gia đình rất yêu thương trẻ con nên không cần phải lo lắng gì.
    Theo đó, các đối tượng đã thuyết phục H. viết giấy cho con (H. cho Nguyệt bé Công - PV) với nội dung: Do H. quan hệ bất chính với chồng của Nguyệt và đẻ ra cháu Công, nay H. giao con lại Nguyệt để vợ chồng Nguyệt nuôi dưỡng. Sau khi hoàn tất các thủ tục, Nguyệt đưa cho Trang 35 triệu đồng. Trang cũng chuyển một phần cho H - gọi là tiền bồi dưỡng công sinh đẻ.
    Tuy nhiên, đến ngày 22/6/2014, Nguyệt đã gọi điện cho H. thông báo cháu Công tử vong do mắc bệnh và đã được chôn cất. Được biết, CQĐT đang hoàn tất các thủ tục để tiến hành giám định ADN xem có đúng thi thể của cháu Công hay không.

    Thu phí cho - nhận con nuôi là sai trái, cần xử nghiêm
    Cũng trong chiều 4/8, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Tô Đức – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội (thuộc Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, thời gian qua, nhiều tổ chức tôn giáo, từ thiện đã tham gia tốt công tác chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số cơ sở thực hiện hoạt động này một cách tự phát, chưa tuân thủ quy định tại Nghị định 68 và các văn bản hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH về việc thành lập các cơ sở bảo trợ xã hội đối với trường hợp cơ sở tôn giáo nuôi từ 10 đối tượng trở lên.
    Ông Tô Đức - Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội trả lời báo Tiền Phong chiều 4/8
    Về việc tồn tại một số cơ sở nuôi dưỡng không được cấp phép thành lập, theo ông Tô Đức, trong thực tiễn có nhiều người dân bằng niềm tin tôn giáo đã bỏ rơi trẻ em, trong đó có nhiều trẻ em sơ sinh tại nhà chùa, cơ sở tôn giáo khác…Các cơ sở này tiếp nhận theo mục đích nhân đạo, từ thiện nhưng do nhận thức, ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật của một số cá nhân trong cơ sở đó rất hạn chế, tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng mà chưa lập hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội. 
    Liên quan đến chùa Bồ Đề, dư luận từ lâu đã lên tiếng về việc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi để “buôn bán” nhưng tại sao tới bây giờ cơ quan chức năng mới phát hiện? Ông Tô Đức cho rằng, có những vụ việc, sự việc, trường hợp chỉ được làm rõ khi cơ quan điều tra vào cuộc bởi tính chất phức tạp, khó khăn trong việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm pháp luật.
    “Nếu người dân đến chùa phát hiện ra các trường hợp có dấu hiệu bất thường như ở chùa Bồ Đề có thể báo ngay cho Sở LĐ-TB&XH Hà Nội. Hiện nay, Sở đã thành lập Trung tâm công tác xã hội là đơn vị trực tiếp tiếp nhận, thu thập thông tin về các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, cơ nhỡ” – ông Tô Đức cho biết. 
    Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội, các khoản phí thu ngoài quy định của pháp luật trong việc cho - nhận con nuôi đều là hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, cần phải làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
    Để không còn xảy ra trường hợp tương tự như ở chùa Bồ Đề, theo ông Tô Đức, Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các cơ quan liên quan rà soát các cơ sở tôn giáo chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội; Phối hợp với các tổ chức tôn giáo hướng dẫn, thực hiện các biện pháp chấn chỉnh; Chỉ đạo chính quyền cơ sở nắm bắt tình hình, kịp thời chấn chỉnh, báo cáo; Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao năng lực, nhận thức cho những người làm việc ở các cơ sở này cũng như người dân...

    Mỹ nhân Việt "trước sướng sau khổ" với các đại gia tù tội

    Đa số những mỹ nhân này đều gần như mất hết tất cả khi dính đến những ông chồng đại gia nhưng làm ăn phi pháp. Và tất cả đều phải trải qua một thời gian dài mệt mỏi.

    Hà Kiều Anh: Hoa hậu đứng trước vành móng ngựa vì chồng

    Nói về nỗi khổ vì lấy đại gia, người đầu tiên phải kể đến là Hoa hậu Hà Kiều Anh. Với nhan sắc ấy, Hà Kiều Anh dễ dàng lọt vào mắt xanh của đại gia thuộc hàng đỉnh ở Việt Nam lúc bấy giờ - đại gia Nguyễn Gia Thiều - GĐ công ty Đông Nam. Họ đã từng là một đôi tuyệt đẹp: nàng là hoa hậu, chàng là doanh nhân trẻ thành đạt.

    Khi đang hạnh phúc thì Nguyễn Gia Thiều bất ngờ bị bắt vì tội trốn thuế. Đống tài sản phi pháp của Nguyễn Gia Thiều tất cả bị tịch biên. Bản thân Hà Kiều Anh cũng phải hầu tòa bao lần trong một năm trời.

    Mỗi khi nhớ lại, Hà Kiều Anh vẫn kinh hoàng: "Tôi bàng hoàng và sống trong lo sợ, suốt mấy tháng trời chỉ biết ăn rồi lại ngủ, hy vọng khi tỉnh dậy mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Tôi như sống trong vô thức suốt mấy ngày đêm liền".
    Hà Kiều Anh bên Nguyễn Gia Thiều trong ngày hầu tòa

    Bây giờ thì cô đã lập gia đình với một người đàn ông khác - một người không phải đại gia như Nguyễn Gia Thiều, đã sinh con và cô đang sống hạnh phúc hơn bao giờ hết, vì "đã hiểu được cái giá của sự bình yên", Hà Kiều Anh tâm sự.

    Hoa hậu Phan Thu Ngân

    Hoa hậu Việt Nam 2000 Phan Thu Ngân cũng là một Hoa hậu "trước sướng sau khổ" vì lấy phải chồng bị pháp luật "sờ gáy". Chồng cô là Mai Thanh Hải, con của một quan chức cao cấp. Sau khi kết hôn và sinh con chẳng bao lâu, Mai Thanh Hải bị bắt với nhiều tội danh.

    Kể từ sau biến cố gia đình, Phan Thu Ngân trải qua thời gian bế tắc, có tin đồn cô phải cai nghiện và bắt đầu cuộc sống khép kín, lặng thầm. Cô quyết định đưa hai con từ Hà Nội về Tp.HCM sống. Từ đó tới nay, cô chủ yếu dành thời gian chăm lo cho hai con và không có bất cứ hoạt động nghệ thuật nào.

    Linh Nga và cuộc tình với Thuyết “Buôn vua”
    Vẻ đẹp thuần khiết của nữ diễn viên Linh Nga, cô thủ khoa của Đại học sân khấu điện ảnh

    Nhắc tới Linh Nga, nhiều người vẫn còn giữ nguyên ấn tượng về một diễn viên có gương mặt đẹp chuẩn mực và cuộc tình ồn ào bậc nhất với Thuyết "Buôn Vua" lừng lẫy một thời. 

    Khi ông trùm quyền lực của thế giới ngầm sa lưới với các tội danh như buôn bán heroin, trốn thuế, mại dâm, tổ chức đánh bạc, xem kqxs chắc ông chùm hok buôn nhưng mình đưa vô, nếu bạn có cần... Với tư cách vợ chưa cưới, Linh Nga đã gặp không ít lận đận trong cuộc đời. Từ câu chuyện cô từng đính hôn với ông trùm, những chuyện tình cảm riêng tư cho tới những nghi ngờ về thành công của cô có sự trợ giúp của bạc tiền, tất cả như được dịp bung ra cùng một lúc và đẩy cuộc đời của cô xuống hố sâu không lối thoát. Linh Nga từ một diễn viên được ca tụng trở thành vết nhơ của làng giải trí và gần như bị lãng quên ở thời điểm hiện tại. Nữ diễn viên chọn cách ra nước ngoài định cư để làm lại mọi thứ từ đầu. 
      

    Diễm Hương và Việt kiều rởm

    Diễm Hương là người khá kĩ tính trong số những ngôi sao nổi tiếng của dòng phim "mì ăn liền". Trong suốt những năm đứng trên đỉnh vinh quang của sự nghiệp, dù được rất nhiều chàng trai vây quanh nhưng cô gái có vẻ đẹp hiền lành, thánh thiện này vẫn không xiêu lòng trước bất cứ ai. Thế nhưng, tới giữa thập niên 90, cô lại trở thành chủ đề bàn tán của không ít người khi vướng phải cuộc tình với tên lừa đảo - gã Việt kiều Juan Minh.

    Juan Minh hay còn gọi là Michael Minh, John Nguyễn, là người Mỹ gốc Việt. Khi về Việt Nam, Juan làm quen và chiếm được cảm tình của Diễm Hương. Hai người lên kế hoạch tổ chức một lễ đính hôn hoành tráng tại một trong những khách sạn nổi tiếng nhất Sài Gòn.
    Juan Minh (áo trắng ở giữa) này bị bắt

    Tuy nhiên, đúng vào ngày lễ đính hôn diễn ra (21/7/1997), Juan Minh đột nhiên biến mất, đẩy Diễm Hương vào hoàn cảnh ê chề. Tên này sau đó đã bị bắt vì hành vi lừa đảo. Diễm Hương gần như rút khỏi mọi hoạt động nghệ thuật sau cú sốc này. Cô cũng không duy trì mối quan hệ với những người bạn thân trong giới trước kia nữa.

    Việt Trinh cùng hai lần đổ vỡ với đại gia tù tội

    Với danh tiếng nổi như cồn mà dòng phim "mì ăn liền" mang lại, cùng với nhan sắc "chim sa cá lặn", Việt Trinh trở thành người yêu của Phạm Huy Phước - giám đốc Công ty Tamexco. Đại gia này đã bỏ ra cả "núi" tiền để mua quà tặng cho ngọc nữ màn ảnh. Tuy nhiên, khi Phạm Huy Phước bị kết án tử hình vì tội gây thất thoát tài sản của Nhà nước, danh tiếng của Việt Trinh cũng vì thế mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Sau mối tình với Phạm Huy Phước, Việt Trinh lại rơi vào lưới tính với một đại gia khác là Trần Văn Giao. Khi Trần Văn Giao bị bắt, cô cũng bị cơ quan công an triệu tập lên để điều tra làm rõ sự việc. Tại đây, cô phủ nhận hoàn toàn mối quan hệ với đại gia này. Cô cho biết mình cũng là một trong những nạn nhân bị anh lừa đảo trong việc mua bán đất đai.
    Trần Văn Giao

    Sau hai lần yêu đương dính vào những đại gia tù tội, Việt Trinh từ một diễn viên điện ảnh hàng đầu đã dần rút khỏi làng giải trí. Cô chuyên tâm vào Phật Pháp và hiện sống hạnh phúc với cuộc sống bình yên, không thị phi. Năm 2008, Việt Trinh trở lại với điện ảnh bằng dự án phim về Phật giáo mang tên Duyên trần thoát tục. Những năm sau đó, cô tiếp tục trong nhiều bộ phim nhưng không thành công như mong đợi. Năm 2011, Việt Trinh quyết định từ giã sự nghiệp đóng phim và thử sức với vai trò đạo diễn trong series phim Trở về.